Sự kiện nhân chứng - QĐND

qdnd,quan doi nhan dan,quan uy trung uong,quân ủy trung ương,quân đội nhân dân, qdnd.vn, quốc phòng,quoc phong, tin tuc,kinh te, bien dao,quan doi nhan nhan viet nam,Quân đội Nhân dân Việt Nam,army,Vietnamese People's Army,People's Army

TIÊU ĐIỂM
Chủ tịch Hồ Chí Minh - người kiến tạo Chiến thắng Điện Biên PhủChủ tịch Hồ Chí Minh - người kiến tạo Chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuối tháng 9-1953, Bác Hồ chủ trì buổi họp của Bộ Chính trị ở Tỉn Keo (Định Hóa, Thái Nguyên) bàn về kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954. Sau khi nghe Đại tướng Võ Nguyên Giáp trình bày về ý đồ của quân Pháp nhằm giành lại thế chủ động, Bác Hồ nói: Địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh.
Xem chi tiết >>
Chủ tịch Hồ Chí Minh - người kiến tạo Chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuối tháng 9-1953, Bác Hồ chủ trì buổi họp của Bộ Chính trị ở Tỉn Keo (Định Hóa, Thái Nguyên) bàn về kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954. Sau khi nghe Đại tướng Võ Nguyên Giáp trình bày về ý đồ của quân Pháp nhằm giành lại thế chủ động, Bác Hồ nói: Địch tập trung quân cơ động để tạo nên sức mạnh.
Chủ động bám cơ sở, xây dựng
Hơn 35 năm kể từ khi trở lại địa bàn Tây Nguyên năm 1987, cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 3 cùng với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu còn chủ động bám cơ sở, phối hợp với cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở các địa phương tham gia xây dựng, củng cố cơ sở chính trị, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc.
 Tán lý Quân vụ Phan Đình Phùng
Trong Phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ 19, Hương Khê là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất và tồn tại lâu nhất. Linh hồn và vị thủ lĩnh tối cao của cuộc khởi nghĩa ấy là Tham biện Sơn phòng Hà Tĩnh, Tán lý Quân vụ Phan Đình Phùng.
Cô gái nhỏ Việt Minh
Tham gia Mặt trận Việt Minh từ những ngày còn niên thiếu, được kết nạp Đảng khi mới 15 tuổi, rồi vì say mê hoạt động mà lưu lạc gia đình 29 năm... Đó là những ký ức sâu đậm của Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Thu Nhạn, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương.
Tiến về thành đô
“48 năm đã qua, những cán bộ chỉ huy cấp sư đoàn của Sư đoàn 325 (Quân đoàn 2) chúng tôi giờ chỉ còn Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, 93 tuổi, là khỏe mạnh và minh mẫn.
Thoát chết hy hữu
Tại buổi gặp mặt nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống Trung đoàn 78, Sư đoàn 324, Quân khu 4, cựu chiến binh Nguyễn Văn Lai, nguyên chiến sĩ báo vụ Tiểu đoàn 16 rưng rưng cho biết: “Hơn 48 năm qua, tôi vẫn nhớ như in giây phút xúc động khi thấy đồng đội Trần Văn Cử thoát chết hy hữu”.
Động lực từ những bức thư của cha
Cầm tập thư đã úa màu thời gian của cha-liệt sĩ Nguyễn Hữu Thọ, nguyên Phó tham mưu trưởng Quân khu Trị Thiên, bác sĩ, PGS, TS Nguyễn Thị Phượng, nguyên cán bộ Trường Đại học Y Hà Nội, vẫn không nén nổi xúc động...
Chuyện tình nơi chiến khu Ba Lòng
Những kỷ vật về chồng-Đại tá Nguyễn Ấu Thực-được Thiếu tá, bác sĩ Phạm Thị Hồng, nguyên cán bộ Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y lưu giữ cẩn thận. Mỗi lần nhìn lại, bà rưng rưng nhớ về lần đầu gặp gỡ để rồi nên duyên chồng vợ nơi Chiến khu Ba Lòng (Quảng Trị)...
Chuyên án “kế trong kế”
Với sự phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Công an Việt Nam và lực lượng công an của Lào, Chuyên án 407C (năm 2005) đã làm rõ và bóc gỡ một đường dây buôn bán, vận chuyển ma túy xuyên quốc gia.
Kỷ vật của người anh hùng
Đó là chiếc bi đông và chum tương mà đồng chí Hoàng Khắc Dược, Tiểu đội trưởng nuôi quân Trung đoàn 66, Đại đoàn 304 sử dụng trong quá trình chăm lo bữa ăn cho bộ đội. Các hiện vật đang được lưu giữ tại Bảo tàng Hậu cần Quân đội.
Về Bắc Sơn
“Lớp lớp chiến đấu Lạng Sơn tung bay cờ/ Rời vùng đồi núi nhớ bao nhiêu hận thù/ Dân quân du kích. Cách mạng bừng mùa thu/ Sao vương bóng cờ bay trên chiến khu!”-theo câu hát trong ca khúc “Bắc Sơn” của nhạc sĩ Văn Cao, chúng tôi tìm về miền chiến địa lưu dấu bao huyền tích cha ông thuở trước.
Hào khí Trường Sơn
“Thiếu tướng, Anh hùng LLVT nhân dân Võ Bẩm cùng những đồng chí đầu tiên tham gia mở đường Trường Sơn đã lần lượt ra đi, nhưng khí phách, chiến công của họ vẫn còn lưu mãi với con đường huyền thoại”, Thiếu tướng Võ Sở, Chủ tịch Hội Truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh Việt Nam (Hội Trường Sơn) khẳng định.
“Mở rừng”
Trường Sơn là một đề tài lớn trong văn học-nghệ thuật cách mạng. Một trong số những tác phẩm về đề tài Trường Sơn là tiểu thuyết “Mở rừng” của nhà văn Lê Lựu.
VNASMA - Điểm tựa của nạn nhân bom mìn
Chiến tranh đã lùi xa, nhưng sâu trong lòng đất vẫn còn tiềm ẩn nhiều hiểm họa khó lường do bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại. Để từng bước khắc phục hiểm họa trên, năm 2014, Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam (VNASMA) được thành lập, trở thành điểm tựa của các nạn nhân bom mìn.
Bức ảnh trước Dinh Độc Lập
Bức ảnh trước mặt tôi có hình ảnh người chiến sĩ với khuôn mặt gầy gò, hốc hác, trên đầu và cánh tay trái còn vết máu. Anh đứng trước đầu chiếc xe tăng, bên cạnh có hai người đội mũ cối đang nói chuyện, sau lưng anh là Dinh Độc Lập.
Bất ngờ hỏa lực pháo binh
Chỉ vài phút sau khi pháo binh ta bắn mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ ngày 13-3-1954, Phi đội 14 của Pháp đã không thể giữ đội hình chiến đấu, đua nhau tháo chạy. Sự xuất hiện bất ngờ của lực lượng pháo binh Việt Nam đã khiến viên quan năm Piroth-Tư lệnh Pháo binh của Pháp tại Điện Biên Phủ-rơi vào trầm cảm và sau những cố gắng trong bất lực, cuối cùng phải tự sát vào trưa 15-3.
go top